Tinh túy từ biển đông, kết hợp tinh túy từ tay nghề truyền thống của ông cha để lại. Cùng sự nghiên cứu và cải tiến không ngừng đã cho ra sản phẩm nước mắm Tuấn Nguyên cho chất lượng tốt nhất.
Nước mắm truyền thống có độ đạm cao bảo độ thơm ngon của nước mắm cốt Dung tích: 500ml
Nước mắm truyền thống ba làng dung tích 1 lít
Nguyên liệu chính của nước mắm là cá cơm phải vừa được đánh bắt, không ươn hay lẫn các loài cá, tạp chất khác. Muối dùng để ủ mắm phải lựa muối hạt to, đều hạt, màu trắng đục ở giữa, viền hơi trong, các hạt không dính lại với nhau.
Cá cơm tươi sau khi trung chuyển về cơ sở chế biến sẽ được chọn lọc, rửa sạch, rồi đem trộn với muối biển theo tỷ lệ 4:1 sẽ được trộn đều với muối biển. Đây là tỷ lệ pha trộn cá và muối đã được khoa học chứng minh.
Sau khi trộn đều cá cơm với muối, hỗn hợp này được cho vào bể chượp. Để đảm bảo quy trình sản xuất nước mắm được ngon hơn, người ta sẽ cho một lớp muối dày phủ lên cá và gài nén cá lại và không thêm bất cứ gia vị nào vào.
Phơi chượp tức là mở bể mắm để phơi nắng vào khoảng sáng sớm trước 10 giờ, trong thời gian đó cần đảm bảo luôn có người trông coi. Đảo chượp nghĩa là dùng gậy để khuấy đảo bên trong khi chượp mắm bằng lu sành/bể xi măng, nhằm rút ngắn thời gian mắm “chín”.
Để đảm bảo rút được tối đa dưỡng chất trong cá, người thợ cần kéo rút nước mắm kiểm tra và bơm lại vào chượp. Tùy vào thời gian ủ chượp ngắn hay dài mà thời gian kéo rút có thể dao động từ 1 – 2 tháng, hoặc diễn ra 3 – 4 tháng 1 lần.
Sau thời gian ủ chượp ròng rã, mắm “chín” sẽ được rút nhỉ qua vòi nằm ở gần đáy chượp. Nước mắm nhĩ có độ đạm cao.
Nước mắm còn lại trong thùng cần được lọc sạch tạp chất, giúp nước mắm trong hơn, không vẩn đục, đáp ứng yêu cầu cảm quan khi đóng chai.
Nước mắm sau khi qua lọc sẽ được đóng chai và chuyển tới cơ sở kiểm định, để kiểm định chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể tự mình kiểm tra tại nhà, bằng cách dốc ngược chai nước mắm xuống để xem có cặn hay không.